Internal Link Là Gì?

01/07/2021
BLOG

Internal link hay Link nội bộ được xem là những đường dẫn trỏ đến một 1 trang khác trên cùng 1 trang web (có nghĩa là cùng domain chính), được sử dụng trong việc điều hướng và chia sẻ giá trị liên kết giúp cải thiện khả năng xếp hạng của website

Liên kết ngoài (external link) được chia thành Inbound Link và Outbound Link.
Trong đó inbound link các liên kết trỏ đến trang web của bạn từ các trang web khác (còn được gọi là backlink). Còn outbound link là các liên kết trỏ đến các trang web khác từ trang web của bạn.

Internal link là gì?

Một số liên kết nội bộ phổ biến mà bạn có thể thấy đó là:
– Link từ trang chủ đến các danh mục, bài viết
– Link từ danh mục đến các bài viết
– Link từ bài viết này đến bài viết kia
– Link từ menu, footer
– Link dạng banner đặt trên website.

 

External link rất dễ khiến bạn bị nhầm lẫn. External Link (hay Outbound Link) là những liên kết trên website của bạn trỏ đến những trang web khác trên Internet. Cùng với internal link, external link là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần giúp công cụ tìm kiếm hiểu được lĩnh vực mà bạn đang làm và tăng chất lượng trang web trong dịch vụ SEO blog của bạn.

 

Internal link là gì?

 

Liên kết nội bộ có ba mục đích chính:
Hỗ trợ điều hướng website
Xác định kiến trúc và phân cấp của một website
Phân phối page authority và sức mạnh xếp hạng trên toàn website

 

Cần bao nhiêu Internal link trong một bài viết

Đã có rất nhiều bài viết, ý kiến bàn tán về vấn đề này.
Mỗi người đều có câu trả lời riêng của cá nhân mình. Nhưng kết quả thu được đều khuyên nên có từ 3 – 7 internal link trong một bài viết tùy thuộc vào độ dài bài viết của bạn. Và đương nhiêu các internal link phải liên quan trực tiếp với bài viết.
Nếu bạn sử dụng quá nhiều internal link sẽ không tốt, như vậy Google sẽ coi đây là hành động spam và khi đó bạn sẽ bị nhận án phạt từ Google, làm thứ hạng của bạn bị tụt. 
Vậy nên hãy thận trọng đưa các internal link vào bài viết với số lượng vừa đủ thôi nhé.

 

Xây dựng Internal link tăng rank page cho web

Vậy làm sao để tạo ra những internal link chất lượng, dưới đây là một số kỹ thuật giúp bạn thực hiện điều đó, thứ bậc của bạn sẽ tăng đáng kể nếu bạn áp dụng chúng:

 

Nội dung thật chất lượng
Nội dung chất lượng được hiểu là các nội dung giải quyết nhu cầu của độc giả 1 cách triệt để, trả lời trực tiếp câu hỏi mà khách hàng đưa ra. Vậy nên hãy cung cấp cho trang web của bạn càng nhiều nội dung chất lượng càng tốt.

 

Đa dạng hóa Anchor text
Anchor text là những dòng chữ chứa đường link được trỏ. Google đánh giá cao sự tự nhiên khi bạn tối ưu bất cứ thứ gì và Anchor Text cũng không ngoại lệ.

Nhưng nếu muốn được Google đề xuất thì anchor text phải liên quan tới nội dung của trang cần trỏ link.

 

Trỏ link nội bộ mang thông tin hữu ích
Đối với 1 trang web, thì nên có 1 vài điểm đặt link nội bộ liên quan tới chủ để chính của bài viết và có liên quan tới từ khoá của bài.
Đặc biệt là những thông tin đó có ích cho độc giả thì bài viết của bạn sẽ được đánh giá cao hơn.

 

Xây dựng thanh menu trên đầu trang
Hệ thống menu cơ bản cũng là các link nội bộ vì mỗi mục của Menu đều trỏ về các mục riêng trong website của bạn hoặc về 1 trang có nội dung quan trọng, nổi bật trong website.

 

Xây dựng link nội bộ ở dưới chân website
Hành vi của người dùng là nếu người dùng đọc hết, có khả năng họ sẽ kéo tiếp xuống phía dưới để xem còn những nội dung nào cần đọc khác không. Vậy nên là đừng bỏ lỡ cơ hội này, gắn những link nội bộ liên quan và nội dung chất lượng ngay dưới kết bài nhé.

 

Cho hiển thị thanh điều hướng
Thanh điều hướng (Breadcrumb) là thanh cho phép người dùng biết thư mục mẹ của bài viết họ đang đọc và có khả năng họ sẽ nhấn vào để tìm các bài viết cùng chuyên mục, như bạn thấy thì nó cũng vốn dĩ là liên kết nội bộ vì nó trỏ đến thư mục trong cùng trang web
Vì vậy mình khuyến nghị bạn KHÔNG NÊN ẩn nó đi.
Việc tạo Internal link là không quá khó khăn, mỗi khi bạn viết bài mới thì nên có thói quen đi Internal link ở đoạn mà bạn cảm thấy cần thêm link để mang lại giá trị cho người dùng.

 

3 lợi ích của một cấu trúc liên kết nội bộ

Vai trò của Internal link khá quan trọng. Vậy những lý do làm tăng độ quan trọng của internal link là gì?
Liên kết nội bộ có vai trò rất quan trọng vì ba lý do sau đây. Nó góp phần củng cố ba thành phần trong phễu (funnel) của bạn.
- Chuyển sự uy tín (authority) từ trang này sang trang khác (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: SEO)
- Điều hướng khách truy cập vào các trang có giá trị cao và chuyển đổi cao. (khả năng sử dụng: Usability)
- Thúc đẩy khách truy cập hành động phản hồi theonhững lời kêu gọi hành động. (call-to-action) (tối ưu hóa chuyển đổi: Conversion Optimization)

 

Những trang bạn nên và không nên link đến

Mặc dù thêm liên kết nội bộ là một chiến lược khá an toàn, không lo bị phạt. Nhưng làm thế nào để thêm chúng vào thật hiệu quả không hề đơn giản chút nào, nhất là còn tùy thuộc vào loại nội dung bạn đang xử lý:

 

Những kiểu trang bạn nên link đến:
Các trang có tỷ lệ chuyển đổi cao – Thông thường là các trang thông tin về sản phẩm/ dịch vụ hoặc các trang review/ testimonials, có khả năng chuyển khách truy cập trang thành khách hàng trả tiền thông qua phương thức call-to-action đầy thuyết phục, các tiêu đề hấp dẫn người đọc và cả trên phương diện đồ họa bắt mắt. Đó là lý do bạn nên ưu tiên trỏ liên kết nội bộ đến các trang này, nhằm tăng số lượng khách truy cập trên trang.
Các trang có nhiều nội dung – Đây được xem là một chiến lược liên kết nội bộ khá tiện lợi, lại vô cùng hiệu quả. Các bài content dài thường rất tốt cho quá trình SEO, cũng như có khả năng tăng giá trị website đáng kể. Vì vậy, hãy tích cực hướng liên kết nội bộ giữa các trang có nhiều nội dung.
Deep pages – Trong xây dựng liên kết nội bộ, liên kết đích càng sâu càng tốt. Deep page thường là những trang không được liên kết trong tiêu đề trang chủ, ví dụ như trang Giới thiệu hoặc trang Mô tả về dịch vụ chính.

 

Những kiểu trang bạn không nên link đến:
Một trong những sai lầm lớn nhất mà các quản trị viên web mắc phải trong việc xây dựng liên kết, là tập trung quá nhiều vào các link đến trang chủ.
Liên kết đến trang chủ thực chất chẳng giúp ích gì cho người đọc, vì trang chủ là trang dễ tìm nhất. Và hơn hết, bất kỳ website nào cũng đã có quá đủ liên kết trỏ đến trang chủ của mình.
Tương tự với trang Giới thiệu hoặc trang thông tin liên lạc, việc thêm liên kết nội bộ vào không phải là một chiến lược tốt. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào các liên kết sâu hơn.

 

Nếu bạn đang muốn xây dựng website nằm top của Google thì hãy liên lạc với SIKIDO nhé!

 

Bài viết hữu ích:

- SEO từ khóa cơ bản

- Bảng lập kế hoạch thiết kế website chuẩn

- Quản trị website

 

Tìm kiếm có liên quan:

External link

External link là gì

Internal Link là gì

Liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ là gì

Cách tạo link liên kết trong web

Cách tạo link cho website

Backlink là gì

Internal link

Internal link HTML

Hướng dẫn đi External link cho website...

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Mua Like Fanpage Là Gì? Khi Nào Nên Mua Like Fanpage?

Mua Like Fanpage Là Gì? Khi Nào Nên Mua Like Fanpage?

Bạn là người mới trong việc triển khai việc bán hàng trên fanpage (facebook)? Đang muốn có thêm...
Khóa Học Marketing Online Dành Cho Khách Hàng SIKIDO

Khóa Học Marketing Online Dành Cho Khách Hàng SIKIDO

Khóa học marketing online dành cho những Khách Hàng muốn có hệ thống bán hàng tinh gọn hiệu quả. Khóa...
Chỉnh Sửa Website, Sửa Lỗi Website, Nâng Cấp Website

Chỉnh Sửa Website, Sửa Lỗi Website, Nâng Cấp Website

Dịch vụ chỉnh sửa website, sửa chữa web, nâng cấp web, làm lại trang web, chỉnh sửa giao diện web......
Top 5 Hình Thức Quảng Cáo Online Tiềm Năng Nhất

Top 5 Hình Thức Quảng Cáo Online Tiềm Năng Nhất

Những hình thức quảng cáo Online tiềm năng nhất giúp nhắm chính xác vào người tiêu dùng mà còn giúp...
Thuật Ngữ Trong Marketing

Thuật Ngữ Trong Marketing

Ngành Marketing hiện nay ngày càng mạnh và là chiến lược marketing bán hàng hiệu quả nhất cho mọi doanh...
Nên Chọn Quảng Cáo Google Hay Facebook

Nên Chọn Quảng Cáo Google Hay Facebook

Muốn chọn được kênh quảng cáo thích hợp thì ít nhất cũng phải biết một vài điểm khác biệt cơ...