Hướng Dẫn Quản Trị Website Hiệu Quả

08/06/2021
BLOG

Trang web không chỉ là công cụ hỗ trợ hoạt động làm marketing online tốt mà còn thể hiện bộ mặt của doanh nghiệp/công ty/cá nhân, vì vậy việc quản trị website là rất quan trọng, mời các bạn xem qua bài viết sau:

Website không chỉ là nền tảng marketing online chủ lực nhất mà còn giúp xây dựng hình tượng thương hiệu cho các doanh nghiệp.

Do đó quản trị website là rất quan trọng để website hoạt động tốt và hiệu quả. Vậy quản trị website là gì? làm sao để quản lý trang web hiệu quả nhất?

Tìm hiểu quản trị website là gì?

Quản trị website thực chất là quá trình quản lý, bảo dưỡng, phát triển và tối ưu hệ thống website, giúp chúng vận hành trơn tru, nâng cao hiệu quả marketing. Yêu cầu đối với một người quản trị website không hề đơn giản, phải có hiểu biết về lập trình và phụ trách việc xây dựng nội dung hấp dẫn, lôi kéo người tiêu dùng đến trang của mình.

 

Quản trị website bao gồm các công việc sau: duy trì server, sửa lỗi code, thiết kế logo và nội dung, theo dõi traffic, xây dựng các thành tố của website,… Ngoài ra, họ còn phải xây dựng, quản lý content up lên website, đánh giá và tối ưu SEO,… Để có thể thực hiện được tốt những công việc này đòi hỏi phải có sự tương tác, phối hợp tốt giữa team thiết kế, content và lập trình. Bởi lúc này, chính những những con người đó có vai trò quản lý, nắm tất cả những yếu tố tạo nên website chuẩn. Thậm chí, người quản trị website còn phải làm việc với tất cả các phòng ban để chắc chắn nội dung họ đưa lên là hoàn toàn chính xác, phù hợp với định hướng phát triển cũng như những chính sách của doanh nghiệp.

 

Cách quản trị trang web hiệu quả
Cách quản trị trang web hiệu quả

Vì sao cần quản trị website?

Việc xây dựng và chăm sóc website khỏe mạnh là điều vô cùng quan trọng. Quản trị web còn giúp thúc đẩy lượng truy cập website và mở rộng thị trường mục tiêu.
Website được xây dựng tốt sẽ thu hút người dùng đến website nhiều hơn.
Thậm chí nếu nội dung hấp dẫn, phù hợp thì họ sẽ nhanh chóng chia sẻ lên các mạng xã hội. Từ đó mời thêm nhiều bạn bè, người thân đến website của bạn. Như vậy, bạn sẽ thu về lượng lead chất lượng có tiềm năng lớn chuyển đổi thành khách hàng thực sự.

 

Với kinh doanh truyền thống, bạn cần mở cửa hàng, thuê mặt bằng và đội ngũ nhân viên bán hàng.
Nhưng với thế giới mạng, bạn chỉ cần 1-2 quản trị viên xây dựng hình ảnh công ty, chăm sóc khách hàng trên website và quảng bá sản phẩm.
Cùng với một thực tế rằng: ngày càng có nhiều người dùng mua hàng online (hay ít nhất là tham khảo thông tin mua hàng trên mạng) thì đây là cách tiết kiệm và hiệu quả nhất để tiếp cận khách hàng.
Trên website, bạn cũng không bị giới hạn không gian, khoảng cách địa lý và số lượng người dùng. Vì vậy nên bạn thoải mái hơn nếu muốn mở rộng thị trường mục tiêu.

 

>>> Xem thêm : Làm thế nào để website nội thất thu hút khách hàng

Một số công việc thường gặp của quản trị trang web bao gồm:

Duy trì server
Tối ưu tốc độ tải trang web nhanh, thường là dưới 3 giây
Đăng ký tên miền
Cài đặt, phát triển các tiện ích cho web
Xây dựng các thành tố của website
Thiết kế logo và nội dung giới thiệu công ty
Sửa lỗi code
Lỗi kỹ thuật
Theo dõi traffic (lượt truy cập) vào web
Quản lý content up lên website
Đánh giá SEO và đảm bảo vấn đề bảo mật website của bạn để tránh bị hacker xâm nhập.

 

Để hoàn thành hết những việc trên, quản trị website phải hợp tác tốt với team thiết kế, content, lập trình viên,… và lúc này họ sẽ đóng vai trò như người quản lý nắm tất cả những yếu tố tạo nên website đúng chuẩn.

Quản trị website là gì ? Hướng dẫn cho người mới bắt đầu

1. Quản trị cập nhật giao diện website

Giao diện thiết kế của website đóng vài trò rất quan trọng với mỗi website nó giống như một gian hàng của doanh nghiệp, nó thể hiện hình ảnh, sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác trên thị trường.
Mặc dù giao diện thiết kế sẵn từ trước nhưng qua thời gian thì giao diện wensite cũng cần có sự thay đổi theo xu hướng của người dùng vì vậy quản trị nên thường  xuyên kiểm tra và cập nhật xu hướng thường xuyên nhằm đảm bảo thẩm mỹ cho trang web để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng theo từng thời điểm.

2. Quản trị và cập nhật nội dung thường xuyên lên website

Đặt mình vào vị trí của khách hàng khi truy cập vào một website luôn có những thông tin mới mẻ sẽ luôn thu hút được các lượt ghé thăm thường xuyên.
Nếu website không được cập nhật nội dung thường xuyên, không đáp ứng được như cầu tìm kiếm của khách hàng thì sẽ gây cảm giác nhàm chán thì tỷ lệ bỏ theo dõi website của bạn đối với khách hàng sẽ giảm xuống đáng kể. 
Vì vậy các cá nhân , doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cần phải thường xuyên làm mới nội dung trang web nhằm tạo ấn tường tốt và thu hút khách hàng ghé thăm.

Lưu ý: các nội dung được đăng tải phải hay, hấp dẫn người đọc và quan trọng phải có tính thực tế, không nói quá hoặc mang tính phi thực tế.

3. Xây dựng kế hoạch cho website

Chủ doanh nghiệp luôn phải xác định được mục tiêu khi đầu tư và phát triển dựa trên website. Người quản trị web sẽ phải vạch ra những chiến lược phát triển trang web, ví dụ : Nội dung của website , hình ảnh, tin bài, làm quảng cáo trên các trang mạng xã hội,... đề ra được mục tiêu hoạt động và kết quả cần đạt được trong chiến lược đó.
Vì vậy, kinh nghiệm quản lý website là cần phải sắp xếp quản trị một các khoa học và có hiệu quả hơn.

4. Quản lý đường truyền hosting

Hosting là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý website. Bạn sẽ mất đi lượt truy cập tiề năng khi website của bạn sảy ra sự cố không thể truy cập do hosting hết hạn hoặc bị gián đoạn sẽ không có nhiều khách hàng đủ kiên nhận để ngồi đợi website của bạn load  10 giây. Trang web của bạn load chậm có nhiều lý do tác động và đường truyền hosting là một trong số đó.

Bạn nên đảm bảo hosting luôn được hoạt động thông suốt, ổn định và liên tục. 
Nếu không rành về kỹ thuật thì cách tốt nhất bạn nên nhờ công ty cung cấp hosting quản lý cho bạn phần này, vì đội ngũ kỹ thuật của họ sẽ có cách tốt nhất giúp wesite của bạn chạy ổn định nhất, và các sự cố liên quan đều giải quyết dễ dàng hơn.

5. Đánh giá hiệu quả quản trị

Sau một khoảng thời gian nhất định đưa ra đánh giá kết quả của kế hoạch đã vạch ra trước đó, đánh giá công việc quản lý có hiệu quả hay không ?
Nếu bạn quản trị website không kỹ lưỡng, thiếu khoa học thì sẽ rất khó nắm bắt được tình hình hoạt động của trang web.
Để dễ dàng theo dõi website hoạt động có hiệu quả hay không và lượt truy cập website hàng ngày hàng tháng như thế nào? bạn nên tích hợp google analytics lên website để có thể dễ dàng theo dõi được các báo cáo gửi về từ website đo lường chiến dịch, lượt truy câp website hàng ngày, các trang truy cập nhiều nhất và nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng... Khi bạn đăng ký tài khoản Google analytics bên kĩ thuật của đơn vị thiết kế website sẽ giúp bạn tích hợp lên website.

 

Nhân viên quản trị website cần hoàn thành tốt 6 việc trên.
Nhân viên quản trị website cần hoàn thành tốt 6 việc trên

 

Cuối cùng là quảng bá, tiếp thị cho website thường xuyên

Thực hiện các hoạt động quảng bá website là cách quản trị website hiệu quả giúp bạn tiếp cận nhiều hơn đến các khách hàng. Bạn có thể giúp người dùng biết đến website của bạn nhiều hơn thông qua việc đăng tải nội dung lên trên các diễn đàn, trang rao vặt, các kênh Social Media… Điều này sẽ giúp tăng lượt truy cập và độ uy tín của website của bạn hơn. Đây cũng được xem là một khâu quan trong trong các công việc thường ngày của nhân viên quản trị website.

 

Trên đây là một vài những thông tin về cách quản trị website hiệu quả cũng như dịch vụ quản trị website uy tín, chất lượng. Để biết thêm các thông tin chi tiết về các dịch vụ marketing online trên Facebook, Google... hãy liên hệ ngay với công ty SIKIDO để được tư vấn!

 

Nếu bạn không có nhiều thời gian và nhân lực triển khai quản trị website nói chung và tối ưu SEO website nói riêng, tham khảo dịch vụ SEO chuyên nghiệp của SIKIDO để thúc đẩy website tăng trưởng mang lại doanh thu nhanh chóng sau 6 tháng.

 

Chúc doanh nghiệp có được chiến lược quảng cáo, quản trị website uy tín, chất lượng nhất!

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Mua Like Fanpage Là Gì? Khi Nào Nên Mua Like Fanpage?

Mua Like Fanpage Là Gì? Khi Nào Nên Mua Like Fanpage?

Bạn là người mới trong việc triển khai việc bán hàng trên fanpage (facebook)? Đang muốn có thêm...
Internal Link Là Gì?

Internal Link Là Gì?

Internal link hay Link nội bộ được xem là những đường dẫn trỏ đến một 1 trang khác trên cùng...
Khóa Học Marketing Online Dành Cho Khách Hàng SIKIDO

Khóa Học Marketing Online Dành Cho Khách Hàng SIKIDO

Khóa học marketing online dành cho những Khách Hàng muốn có hệ thống bán hàng tinh gọn hiệu quả. Khóa...
Chỉnh Sửa Website, Sửa Lỗi Website, Nâng Cấp Website

Chỉnh Sửa Website, Sửa Lỗi Website, Nâng Cấp Website

Dịch vụ chỉnh sửa website, sửa chữa web, nâng cấp web, làm lại trang web, chỉnh sửa giao diện web......
Top 5 Hình Thức Quảng Cáo Online Tiềm Năng Nhất

Top 5 Hình Thức Quảng Cáo Online Tiềm Năng Nhất

Những hình thức quảng cáo Online tiềm năng nhất giúp nhắm chính xác vào người tiêu dùng mà còn giúp...
Thuật Ngữ Trong Marketing

Thuật Ngữ Trong Marketing

Ngành Marketing hiện nay ngày càng mạnh và là chiến lược marketing bán hàng hiệu quả nhất cho mọi doanh...