Vì Sao Nên Thường Xuyên Cập Nhật Lại Các Bài Viết Cũ?

19/05/2021
BLOG

Việc cập nhật lại nội dung, kiểm tra các thông tin liên quan từ URL cho đến hình ảnh là điều vô cùng cần thiết. Nếu tạo ra được những thay đổi lớn có liên quan và có ý nghĩa cho bài viết cũ thì nghĩa là bạn đã có thêm cơ hội để kéo thêm nhiều traffic về cho bài viết của mình, vì vậy việc nên thường xuyên cập nhật lại các bài viết cũ. Cùng tham khảo các thông tin sau từ Sikido:

Không phải lúc nào bạn cũng có ý tưởng tốt để sản xuất nội dung mới. Những lúc này, bạn có thể quay lại chỉnh sửa các bài viết cũ. Việc cập nhật nội dung cũ là cần thiết và còn gia tăng hiệu quả cho SEO.

 

Sáng tạo nội dung, bất kể cho website, blog hay quảng cáo, đều là một quá trình đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Điều này còn chưa kể đến nội dung tạo ra có thể không hấp dẫn được người đọc như mong đợi. Do vậy, thay vì cố tạo ra những nội dung mới, bạn nên làm mới các bài viết cũ.

Áp dụng nguyên lý Pareto 80/20, 20% bài viết sẽ tạo ra 80% traffic cho blog. Chìa khóa ở đây đó là nhận dạng được những nội dung nào thu hút nhiều người đọc nhất và sau đó, kiểm tra xem liệu có thể thay đổi hoặc cập nhật bất cứ điều gì trong các bài viết đó không để tiến hành xuất bản (đăng) lại.

 

Vì sao nên thường xuyên cập nhật lại các bài viết cũ?
Vì sao nên thường xuyên cập nhật lại các bài viết cũ?

 

 

Top 6 lý do nên thường xuyên cập nhật lại các bài viết cũ

Tỷ lệ nhấp chuột quá thấp

Trong Google Search Console, bạn có thể kiểm tra tỷ lệ nhấp chuột của các bài viết đã được Google index. Nếu cũng với một chủ đề được nhiều người quan tâm nhưng bài viết của bạn nhận ít nhấp chuột thì cần biên tập bài viết ngay.
Trước hết, hãy nhìn vào tiêu đề, mô tả meta, sau đó đi đến nội dung bên trong. Hãy viết cho nó có CTA mạnh mẽ hơn, cuốn hút hơn.

Nội dung có thể bị lỗi thời

Mọi thứ hầu như đều có thay đổi theo thời gian, nội dung cũng không ngoại lệ. Có nhiều trường hợp, chủ đề bạn viết trước đó, giờ đây đã thay đổi hoặc bổ sung thêm các nội dung quan trọng khác… Người dùng hôm nay, họ luôn cần và thích các nội dung mới và đầy đủ nhất. Nếu không kịp thời điều chỉnh nội dung thì càng về sau, sẽ càng dễ mất đi một lượng traffic đáng kể.
Hoặc đơn giản là từ ngữ, cách diễn đạt trong bài viết đó, bây giờ đọc lại bạn nhận thấy nó chưa tối ưu, trau chuốt. Hay hình ảnh đã lỗi thời… Như vậy, bài viết cũng cần được chỉnh sửa cho tốt hơn.

 

Nếu đó là bài viết theo xu hướng thì việc cập nhật nó thường xuyên là điều cần thiết
Nếu bài viết cũ là nội dung theo xu hướng thì bạn nên cập nhật nó thường xuyên theo các thay đổi của xu hướng đó, chẳng hạn như các nội dung có liên quan đến ngày lễ, kỷ niệm hay sự kiện.

Kiểm soát link tốt hơn

Dành thời gian cập nhật nội dung, đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thì giờ, cơ hội để xem xét lại các liên kết trong bài viết.
Duyệt lại link có còn hoạt động không? Hoặc có thể thêm vào/xóa đi các đường dẫn trong bài viết nhằm đảm bảo một sự liên kết thông tin hữu ích nhất.

Bổ sung thông tin quan trọng hoặc ý đồ có mục đích

Thậm chí bài viết vẫn đang ổn về câu từ, tính logic, sự hấp dẫn… Nhưng khi có thêm một thông tin mới liên quan, bạn cũng cần nhanh chóng bổ sung vào cho đầy đủ hơn. Nó đôi khi là thông tin dưới dạng từ ngữ, hình ảnh hoặc video.
Hoặc đơn giản là bạn cập nhật bài viết chỉ với mục đích thêm các thông điệp tiếp thị vào bài viết đang nhận về lượng traffic rất tốt.

Duy trì sự ổn định trên xếp hạng Google

Một nội dung mới khá khó khăn trong việc dành vị trí hàng đầu trên bản xếp hạng. Nhưng với nội dung lâu năm, đã có sẵn một lượng truy cập nhất định… sẽ dễ hơn để lên vị trí cao. Và việc kiểm tra, cập nhật, tối ưu nội dung sẽ có tác động mạnh mẽ để thúc đẩy lẫn duy trì thứ hạng tốt.

 

Vì sao nên thường xuyên cập nhật lại các bài viết cũ?
Vì sao nên thường xuyên cập nhật lại các bài viết cũ?

 

 

Google khuyến khích việc này

Mồi ngày, Google đều dò tìm mọi thứ thứ trên website của bạn. Và tất nhiện, bạn cập nhật, làm mới nội dung thì nó cũng nhanh chóng nhận diện.
Và ngày nay, Google không chỉ phân tích tìm kiếm theo dạng nội dung khớp với từ khóa mà còn theo ngữ nghĩa nội dung. Có nghĩa là, Google sẽ có cách hiểu đề tài bạn đang viết là gì và nhận định mức độ liên quan với từ khóa để truy xuất kết quả.
Chính vì thế, việc cập nhật bài viết, làm cho nội dung cũ tốt hơn sẽ giúp bạn dành cơ hội cải thiện thứ hạng, traffic.

 

Mời các bạn xem dịch vụ SEO tổng thể của SIKIDO: https://ads.sikido.vn/dich-vu-seo-tong-the

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Mua Like Fanpage Là Gì? Khi Nào Nên Mua Like Fanpage?

Mua Like Fanpage Là Gì? Khi Nào Nên Mua Like Fanpage?

Bạn là người mới trong việc triển khai việc bán hàng trên fanpage (facebook)? Đang muốn có thêm...
Internal Link Là Gì?

Internal Link Là Gì?

Internal link hay Link nội bộ được xem là những đường dẫn trỏ đến một 1 trang khác trên cùng...
Khóa Học Marketing Online Dành Cho Khách Hàng SIKIDO

Khóa Học Marketing Online Dành Cho Khách Hàng SIKIDO

Khóa học marketing online dành cho những Khách Hàng muốn có hệ thống bán hàng tinh gọn hiệu quả. Khóa...
Chỉnh Sửa Website, Sửa Lỗi Website, Nâng Cấp Website

Chỉnh Sửa Website, Sửa Lỗi Website, Nâng Cấp Website

Dịch vụ chỉnh sửa website, sửa chữa web, nâng cấp web, làm lại trang web, chỉnh sửa giao diện web......
Top 5 Hình Thức Quảng Cáo Online Tiềm Năng Nhất

Top 5 Hình Thức Quảng Cáo Online Tiềm Năng Nhất

Những hình thức quảng cáo Online tiềm năng nhất giúp nhắm chính xác vào người tiêu dùng mà còn giúp...
Thuật Ngữ Trong Marketing

Thuật Ngữ Trong Marketing

Ngành Marketing hiện nay ngày càng mạnh và là chiến lược marketing bán hàng hiệu quả nhất cho mọi doanh...